Động cơ xăng và dầu trong máy phát điện

Động cơ là bộ phận đóng vai trò rất quan trọng trong ngành sản xuất kĩ thuật và đời sống hằng ngày của chúng ta. Đây là thiết bị chuyển đổi năng lượng (như điện, nhiệt, hóa học) thành cơ năng để thực hiện công việc. Có nhiều loại động cơ, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về hai loại động cơ chính là động cơ xăng và động cơ dầu ( Diesel) nhé!

1. Động cơ xăng là gì?

  Động cơ xăng là dòng động cơ đốt trong và sử dụng xăng làm nhiên liệu. Động cơ này sẽ đốt cháy xăng để biến đổi nhiệt năng thành cơ năng hay làm mô men xoắn, thường được sử dụng làm động cơ cho ô tô, máy bay, máy móc di động, các loại tàu thuyền nhỏ. Nhiên liệu sẽ được đốt cháy trong buồng đốt nhờ hệ thống đánh tắt lửa mở theo chu kì. 

Hình ảnh minh họa động cơ xăng

  • Bugi là thiết bị giúp tạo nên tia lửa ở cuối kỳ nén để tiến hành quá trình đốt ở trong buồng cháy của động cơ. Nếu như bugi ngưng hoạt động thì nhiệt năng sẽ không được sinh ra.
  • Xi lanh chính là bộ phận quan trọng nhất trong động cơ, nơi đây sẽ giúp cho các piston hoạt động.
  • Trục khuỷu có công dụng tiếp nhận lực đẩy từ thanh truyền và sau đó truyền cho bánh đà.
  • Trục cam thuộc bộ phận của xupap, nó hoạt động cùng với chức năng đóng mở và xả khí. Tại kỳ cuối của chu trình, trục cam sẽ mở ra và xả các khí thải từ động cơ ra ngoài.
  • Xupap có nhiệm vụ điều khiển van xả và hút đóng mở theo một kỳ cộng, thực hiện việc thoát khí nén ra ngoài. Trong một kỳ nén và đốt các van của xupap sẽ đóng kín lại, 2 kỳ sau sẽ mở ra để thải khí ra môi trường ngoài.
  • Hệ thống làm mát gồm bơm nước, bộ tản nhiệt có nhiệt, cảm biến nhiệt độ và các ống dẫn. Theo đó nước sẽ được đưa vào hệ thống và luân chuyển trong động cơ, cuối cùng là ra đến két để làm mát.
  • Hệ thống nạp nhiên liệu có công dụng cung cấp hỗn hợp gồm không khí và xăng vào xi lanh.
1.1 Cấu tạo động cơ xăng:

Động cơ xăng gồm 7 phần chính là:  bugi, xi lanh, trục khuỷu, trục cam, van hay còn gọi là xupap, hệ thống làm mát và hệ thống nạp nhiên liệu. Mỗi bộ phận của động cơ sẽ đảm nhận một nhiệm vụ riêng biệt.

1.2 Ưu và nhược điểm của động cơ xăng: 

    Ưu điểm:

  • Động cơ xăng có thể tăng tốc tốt hơn so với các dòng động cơ khác.
  • Khả năng vận hành rất êm ái, không gây ra tiếng ồn và không làm ô nhiễm môi trường.
  • Có khối lượng nhẹ hơn.

    Nhược điểm:

  • Nếu không sử dụng động cơ đúng cách sẽ dễ gây cháy nổ.
  • Khả năng chịu tải thấp hơn so với những dòng động cơ khác.

2. Động cơ dầu (Diesel) là gì?

Máy dầu là loại động cơ sử dụng nhiên liệu là dầu diesel để hoạt động. Máy dầu khác với máy xăng ở chỗ không có bugi để tạo ra tia lửa điện, mà dùng vòi phun dầu để phun nhiên liệu vào xi-lanh. Quá trình nén không khí và nhiên liệu trong xi-lanh sẽ tạo ra nhiệt độ cao đủ để kích hoạt quá trình cháy. Máy dầu cũng có tỷ số nén cao hơn máy xăng, do đó cần vật liệu chế tạo chắc chắn và chịu được áp suất lớn hơn.

Hình ảnh minh họa động cơ dầu (diesel)

2.1 Cấu tạo động cơ dầu:

Động cơ dầu gồm những phần chính như sau: Bộ phận Piston , bộ phận Secmang, bộ phận buồng đốt, bộ phận áo xilanh, bộ phận Gioang quy lắc, bộ phận cơ cấu phối khí.

2.2 Ưu và nhược điểm của động cơ dầu: 

    Ưu điểm:

Động cơ dầu Diesel có hiệu suất mạnh mẽ và cao nhất trong tất cả các loại động cơ đốt trong.

  • Tiết kiệm nhiên liệu: Đây là lợi thế lớn nhất của máy dầu so với máy xăng. Theo đó, xe máy dầu có thể tiết kiệm được khoảng 15% đến 30% nhiên liệu so với xe máy xăng cùng dung tích xi-lanh. Điều này giúp bạn tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.
  • Loại động cơ này có thể đốt cháy một số lượng rất lớn các loại nhiên liệu khác nhau.
  • Chi phí mua dầu Diesel tương đối rẻ nên việc sử dụng loại động cơ này sẽ tiết kiệm được kinh phí mua nhiên liệu.
  • Động cơ Diesel không tạo thành hơi dễ cháy nên nguy cơ bắt lửa rất thấp, hạn chế được tình trạng cháy nổ.
  • Lượng khí thải ô nhiễm được giảm thiểu đáng kể, ưu việt hơn các loại động cơ chạy bằng xăng hoặc bằng ga.
  • Ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống.

    Nhược điểm:

  • Động cơ dầu Diesel có khối lượng khá nặng nên việc vận chuyển và lắp ráp gặp khó khăn.
  • Mức giá thành chế tạo động cơ này đắt hơn các loại khác, chi phí sửa chữa tương đối cao.
  • Tốc độ chạy của động cơ dầu thường thấp hơn so với động cơ xăng.

Máy phát điện EXT25KFD xe container lạnh

Máy phát điện xe container EXT25KFD sử dụng động cơ dầu Kubota V2403 mang lại sự hoạt động bền bỉ, mạnh mẽ trong thời gian dài cho thiết bị, việc sử dụng động cơ V2403 cũng mang lại sự an toàn khi sử dụng cho khách hàng đảm bảo việc vận hành máy và đáp ứng nhu cầu công việc cách hiệu quả.

Máy phát điện EXT25KFD xe container lạnh

Mọi chi tiết xin liên hệ để được tư vấn đầy đủ:

CÔNG TY TNHH MTV HỒNG HẢI BÌNH